Phong tục tang lễ của người Việt Nam mà bạn nên biết
06:17:49 24-02-2021 | Lượt xem: 35824
Nền văn hóa Việt Nam lâu đời tuy phong kiến nhưng vẫn mang đến nhiều gia trị nhân văn cho con người. Và trong phong tục tang lễ cũng vậy, đó cũng là một nét văn hóa độc đáo. Để tổ chức tang lễ trang nghiêm, chu đáo vừa giúp người chết được an nghỉ vừa thể hiện tấm lòng của con cháu với người chết. Nhưng không phải ai cũng biết đến những phong tục này.
Mời mọi người cùng theo dõi cơ sở mai táng Thiện Đức để tìm hiểu rõ hơn về các phong tục tang lễ của người Việt Nam nhé!
MỘT SỐ NGHI LỄ TRƯỚC KHI AN TÁNG
1. Phát tang
Theo phong tục tang lễ thì trước khi an táng tang chủ làm lễ phát tang. Số khăn tang và mũ mấn được đặt trên hương án, số lượng đủ với số con cháu. Lúc làm lễ, tang chủ và con cháu quỳ trên chiếu để thực hiện lễ phát tang.
Khi làm lễ xong con cháu sẽ được tang chủ phát khăn tang. Những người vắng mặt trong tang lễ thì khăn tang sẽ được giữ lại. Con trai, con gái và con dâu đều thắt khăn tang. Đồng thời đội mũ mấn và buộc một vòng dây chuối ngang người. Riêng con rể chỉ khăn tang mà không đội mũ mấn. Trong tang lễ con, cháu quấn khăn trắng, chắt thì khăn vàng, chít thì đội khăn đỏ. 2. Phúng viếng
Như ngày xưa, tang lễ thường bắt đầu từ 3 - 4 giờ chiều hôm trước đến 9 - 10 giờ sáng hôm sau. Dựa vào phong tục tang lễ của người Việt, sau lễ phát tang là thời gian phúng viếng. Kể từ lúc này, người con trai trưởng phải đứng bên cạnh để cảm ơn những người đến phúng viếng.
Người đến phúng đứng thành hàng trang nghiêm trước hương án. Người đại diện bước ra nói lời chia buồn với tang chủ. Sau đó họ dành một phút cúi đầu mặc niệm người đã khuất. Khi kết thúc, người đáp từ trong tang lễ sẽ nói lời cảm ơn. Mỗi lễ phúng được tấu một khúc nhạc riêng, được quy định sẵn, rất bài bản. 3. Tế vong
Vào buối tối, khi tang lễ đã vãn người đến phúng viếng thì phường hiếu sẽ làm lễ tế vong. Đối diện bàn thờ vong, người ta kê một chiếc bàn. Trên bàn bày một bình hương, một chai rượu nhỏ, một đĩa xôi và một đĩa thịt luộc. Chủ tế lần lượt dâng từng thứ tự lên bàn thờ vong, mỗi lần dâng sẽ có một bài tế riêng. 4. Quay cữu
Đúng 12 giờ đêm, tang gia sẽ tiến hàng phong tục tang lễ quay cữu (xoay chiều quan tài). Trước khi quay cữu, tang chủ phải làm lễ tế. Quan tài được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, đầu hướng vào phía ban thờ, chân hướng ra cửa. Quay cữu xong, mọi người có thể đi nghỉ ngơi. 5. Tế cơm
Sáng hôm sau, tang chủ cần làm lễ tế cơm trước khi cất đám khoảng 1 giờ. Cơm tế gồm một bát cơm tẻ, một quả trứng luộc, một đĩa muối trắng và một chén nước. Tang chủ tế và lần lượt dâng từng thứ một lên bàn thờ vong. Người xưa cho rằng, đó là cho người quá cố ăn no trước khi sang thế giới bên kia.